Điều trị rối loạn chức năng sàn chậu nữ

 

  1. Sàn chậu nữ là gì?

– Vùng sàn chậu gồm tất cả các cấu trúc nằm bên trong khung xương chậu: từ khớp mu đến xương cụt, từ thành chậu bên này sang thành chậu bên kia và được hình thành từ nhiều khối cân, cơ đan xen nhau.

– Sàn chậu chứa 3 cơ quan: hệ thống tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn).

– Nhiệm vụ của sàn chậu

+ Giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy.

+ Đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đại tiện và tiểu tiện theo ý muốn, hoạt động tình dục, giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn.

Ba hệ thống này hoạt động hài hòa nhịp nhàng với nhau, hệ thống này nhường nhịn hệ thống kia theo sự điều khiển chủ động của con người.

 

  1. Rối loạn chức năng sàn chậu là gì?

Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ đã từng mang thai và sinh đẻ, có một người bị són tiểu. Gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa sinh dục.

Những biểu hiện của rối loạn chức năng sàn chậu

2.1. Đường tiểu

– Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: són tiểu khi cười, ho, hắt hơi, khi chạy nhảy hoặc mang vật nặng.

– Tiểu gấp: không nín tiểu được theo ý muốn khi mắc tiểu.

– Tiểu đêm > 1 lần.

– Tiểu nhiều lần: khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu < 1 giờ hoặc tiểu > 8 lần /ngày.

– Tiểu không kiểm soát liên tục: nước tiểu rỉ rả liên tục cả ngày.

– Tiểu khó phải rặn.

– Cảm giác đi tiểu không hết.

2.2. Đường tiêu hóa

– Són hơi, són phân khi ho, hắt hơi hay chạy nhảy.

– Không giữ được theo ý muốn khi buồn trung tiện hoặc đại tiện.

– Táo bón kéo dài, đại tiện khó phải dùng thuốc thụt hậu môn hoặc thuốc uống.

2.3. Đường sinh dục (sa sinh dục)

– Sa tử cung, sa mỏm cắt âm đạo (ở những phụ nữ đã cắt tử cung).

– Sa bàng quang.

– Sa trực tràng, ruột.

2.4. Rối loạn tình dục

– Giao hợp đau.

– Giảm cảm giác.

– Cảm giác cửa mình rộng.

2.5. Đau vùng chậu mãn tính

– Đau vùng thắt lưng chậu.

– Đau vùng bụng dưới, vùng âm hộ

 

  1. Những phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn chức năng sàn chậu

– Cơ sàn chậu suy yếu dần theo tuổi, số lần mang thai và sinh đẻ.

– Tình trạng thiếu nội tiết ở phụ nữ tuổi mãn kinh cũng là một nguyên nhân gây rối loạn chức năng sàn chậu.

– Áp lực ổ bụng tăng mãn tính: béo phì, ho mãn tính, táo bón mãn tính, nâng vật nặng lặp đi lặp lại.

Tất cả phụ nữ có biểu hiện rối loạn chức năng sàn chậu và sa các tạng vùng chậu cần được tư vấn và điều trị.

 

  1. Điều trị rối loạn chức năng sàn chậu

– Thay đổi thói quen sinh hoạt: ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ, rau quả, uống 1,5 lít nước/ngày, kiểm soát cân nặng và có phương pháp giảm cân.

– Tập phục hồi chức năng cơ sàn chậu.

– Thuốc điều trị tại chỗ khi có viêm nhiễm hoặc thiểu dưỡng âm đạo.

– Phẫu thuật khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả.

+ Điều trị són tiểu bằng phương pháp TOT

+ Phẫu thuật đặt mảnh ghép tổng hợp nâng bàng quang, tử cung, trực tràng (qua đường âm đạo, qua nội soi) điều trị sa sinh dục..

 

 

Bài viết liên quan

ĐÀO TẠO CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA VỀ KỸ THUẬT THĂM DÒ NHU ĐỘNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Khóa “ Đào tạo cập nhật kiến thức y khoa về kỹ thuật thăm dò nhu động đường tiêu hóa” được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa – gan mật đã khép lại trong niềm hân hoan và vui mừng của tất cả các học viên tham dự. Khóa đào […]

Xem thêm

KỸ THUẬT TVT TRONG ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Tension-Free Vaginal Tape (TVT) Kỹ thuật TVT Đây là thủ thuật đeo đai phổ biến nhất để khắc phục tình trạng tiểu không tự chủ do căng thẳng ở phụ nữ. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu với tỷ lệ chữa khỏi cao (thành công > 95%) và ít biến chứng nhất nếu […]

Xem thêm

Tiểu không tự chủ

5 điểm chính: Có nhiều nguyên nhân gây tiểu không tự chủ mặc dù bệnh sử có vẻ giống nhau Điều quan trọng là phải xác định đúng loại tiểu không tự chủ và điều này cần có chuyên gia được đào tạo về rối loạn chức năng bàng quang Khám thực thể, xét nghiệm […]

Xem thêm

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính(BPH)

Benign Prostatic Hyperplasia (BPH) Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính 5 điểm chính: BPH thường bắt đầu ở tuổi 50 Triệu chứng ban đầu là đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, sau đó là tiểu khó và chảy nước dãi cuối dòng. Nếu không được điều trị, tuyến tiền liệt phì đại […]

Xem thêm

Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL)

Extracorporeal shock wave lithotripsy (ESWL) Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoại bào (ESWL) sử dụng sóng âm tập trung để phá vỡ sỏi thận hoặc niệu quản thành những mảnh nhỏ hơn để chúng có thể thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Nó phù hợp […]

Xem thêm